Cách vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng mà bất kì ai, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thực hiện. Bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, như thế nào để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.

1-Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Trước khi bán sản phẩm, nhưng thường là trước khi làm ra sản phẩm, bạn phải vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác là ai.

Ví dụ như khách hàng mục tiêu của một cửa hàng cung cấp dịch vụ giặt tẩy là sinh viên, những người bận rộn đã có gia đình,…(thực tế còn chi tiết hơn rất nhiều).

2-Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là gì?

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đầy đủ các đặc điểm của khách hàng. Các đặc điểm đó bao gồm giới tính, độ tuổi,…và cả hành vi của họ.

vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai sẽ giúp bạn lên những chiến lược, những kế hoạch hợp lý với độ chính xác cao.

Ví dụ nếu như khách hàng mục tiêu của bạn là nhân viên văn phòng. Bạn sẽ muốn các quảng cáo của mình hiện lên vào giờ nghỉ trưa và thời gian từ 7h tối. Điều đó chắc chắn tốt hơn là chạy quảng cáo trong giờ hành chính khi mà họ đang bận rộn với công việc của mình.

3-Các bước ban đầu để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Công việc này được thực hiện trong phần kế hoạch đồng thời với làm ra sản phẩm. Bởi khi tạo ra sản phẩm thì phải xác định được là sẽ bán cho ai, và ai sẽ sẵn sàng mua nó. Không thể nào kinh doanh một sản phẩm mà không có tập khách hàng mục tiêu được.

>>>Xem thêm: Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

1-Phân đoạn thị trường

Để vẽ chân dung chân dung khách hàng mục tiêu, việc đầu tiên phải làm là phải phân đoạn thị trường. Bạn cần phải phân đoạn thị trường theo các nhóm khác nhau một cách hợp lý. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân đoạn thị trường, bao gồm:

  • Theo độ tuổi: Bạn có thể chia thị trường ra thành các nhóm độ tuổi trong mối tương quan với sản phẩm mà bạn cung cấp.
  • Theo giới tính: Có nhiều sản phẩm có đặc thù chỉ phù hợp với một giới tính nên việc phân đoạn theo cách này cũng rất cần thiết.
  • Theo địa lý: Địa lý có tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ đảm bảo khách hàng mục tiêu của bạn ở những khu vực địa lý nhất định.
  • Theo công việc: Những công việc khác nhau có thời gian làm việc khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến hành vi tiêu dùng của họ.
  • Theo sở thích

khách hàng mục tiêu

Việc phân đoạn khách hàng càng chi tiết sẽ càng có ích hơn trong quá trình vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.

2-Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi phân đoạn thị trường, bạn phải lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu. Công việc này là lựa chọn các đoạn khách hàng mà theo bạn sẽ tham gia mua hàng.

Tùy thuộc vào các sản phẩm khác nhau sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể diễn ra trước khi thiết kế sản phẩm hoặc là sau đó.

Thị trường mục tiêu có thể gồm một hoặc nhiều đoạn thị trường khác nhau. Việc lựa chọn chỉ có hiệu quả tốt nhất khi việc phân đoạn được diễn ra khoa học và hợp lý.

4-Vẽ lại chân dung khách hàng mục tiêu dựa vào khách hàng hiện tại

Để có cái nhìn chính xác nhất thì việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu không chỉ diễn ra trước khi bán sản phẩm, mà còn diễn ra suốt quá trình cung cấp sản phẩm với thị trường.

Ngoài việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cũng cần phải xác định chính xác hành vi khách hàng được thể hiện như thế nào. Bởi sau cùng thì mục đích vẫn là xác định hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược hợp lý.

1-Xác định hành trình mua hàng

Để vẽ được chân dung khách hàng thì bạn cũng cần vẽ bản đồ hành trình của khách hàng. Xác định xem khách hàng cần phải trải qua những công đoạn nào trước khi mua hàng. Và quan trọng hơn là tìm hiểu xem quá trình mua hàng ấy đã dừng lại ở đâu trước khi họ thành công đặt mua sản phẩm của bạn.

Hành trình mua hàng

Hành trình mua hàng

Hành trình mua hàng của khách hàng là một công cụ quan trọng để xác định những gì bạn làm tốt, và hơn hết là các vấn đề bạn đang gặp phải.

Ví dụ như số lượng số lượng truy cập và tham gia vào quá trình mua hàng của website bán hàng của bạn rất cao, nhưng tỉ lệ thoát lại cao đột ngột ở phần thanh toán. Vậy là bạn biết được hành trình mua hàng của rất nhiều khách hàng đã dừng lại ở phần thanh toán này.

Việc bạn cần làm là phải tìm hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Vấn đề do trang thanh toán gặp lỗi, hay các hình thức thanh toán, cách bố trí, câu chữ có vấn đề,… Tiếp theo là giải quyết vấn đề đó.

2-Khảo sát, phỏng vấn

Đây là những công việc cần thiết phải thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Nó sẽ là căn cứ để bạn cải thiện chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp.

Hai công việc này thường được thực hiện đồng thời với nhau để tối ưu hiệu quả vì chúng bổ trợ cho nhau một cách tuyệt vời.

>>>9 sự thật về khách hàng mà bạn nên biết

1-Khảo sát

Việc khảo sát sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.

Hãy chọn một khối lượng khách hàng mục tiêu đủ lớn để làm khảo sát để vẽ ra bức chân dung tổng quát nhất về họ.

2-Phỏng vấn

Với phỏng vấn thì bạn cần ít người hơn để thực hiện. Việc phỏng vấn cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.

Vậy nên hãy thu thập một nhóm người sao cho tất cả sẽ tổng hợp đầy đủ các đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.

Cần có sự phong phú về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,…

Ít nhất hãy hứa hẹn tặng họ một món quà sau màn phỏng vấn để có được sự hợp tác tốt nhất. Mỗi màn phỏng vấn chỉ nên diễn ra trong vòng 10 phút.

3-Phân tích nhóm khách hàng mẫu

Trong nhiều trường hợp, việc phân tích khách hàng mẫu cũng rất quan trọng.

Khách hàng mẫu là những khách hàng có những đặc điểm tiêu biểu hoặc thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của khách hàng mục tiêu. Họ sẽ suy nghĩ và hành động như khách hàng mục tiêu của bạn. Sao cho khi bạn làm vừa lòng nhóm khách hàng này thì cũng sẽ có thể làm vừa lòng khách hàng mục tiêu.

Một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng chính nhóm phát triển sản phẩm để đánh giá thay vì khách hàng mẫu.

Steve Job từng trả lời rằng ở Apple, họ không cần khách hàng mẫu. Bởi chính ông và những chuyên gia thiết kế đã là những khách hàng khó tính nhất rồi. Ông chắc chắn rằng khi sản phẩm có thể làm hài lòng họ thì cũng có thể làm hài lòng khách hàng của mình.

 

Hãy vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình để tạo nên một bức tranh kinh doanh thành công nhất. Để đổ màu cho bức tranh này thêm rạng ngời, bạn có thể tham khảo công cụ tự động hóa CRMVIET để tiếp cận và quản lý khách hàng tốt hơn.

Phần mềm CRM

The post Cách vẽ chân dung khách hàng mục tiêu appeared first on CRMVIET.



source https://crmviet.vn/ve-chan-dung-khach-hang/

Nhận xét