Thành công trong kinh doanh phần lớn luôn đến từ bí quyết quản lý thông minh. Kinh doanh Nhà hàng trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt như ngày nay lại càng cần sự sáng suốt trong cách quản lý nhà hàng.
Đã từng có người nói với tôi:
“Món quà lớn nhất người đầu bếp có được là sự hài lòng của người ăn”
Khách hàng là người chi trả mọi chi phí của nhà hàng của bạn, vì vậy họ cần nhận lại được thái độ phục vụ cũng như chất lượng món ăn. Muốn trở thanh một nhà quản lý giỏi, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng: xem họ cần gì, họ muốn gì, để cân nhắc đem lại doanh thu, lợi nhuận cuối cùng cho nhà hàng.
Thị trường luôn thay đổi, sở thích cũng có thể thay đổi nhưng khách hàng vẫn luôn thích chất lượng ngon – giá rẻ luôn chiếm được yêu thích của đa số.
Quản lý luôn luôn phải lắng nghe ý kiến của khách hàng để cập nhật xu hướng thay đổi, cải thiện chất lượng phục vụ.
Dưới đây CrmViet sẽ chỉ ra 4 cách quản lý nhà hàng mà một người quản lý luôn luôn có.
4 cách quản lý nhà hàng làm nhà hàng trở lên phong cách
#1 điều hành nhân viên
Điều đầu tiên của nhà quản lý cần làm để nhà hàng có thể hoạt động là “tuyển dụng nhân sự”.
Ngoài những kinh nghiệm quản lý nhà hàng trên lý thuyết mà bạn đang có. Cần xác định điều bạn làm, bạn cần nhân viên phải làm.
- Bạn cần lên một kế hoạch chi tiết cho từng công việc, bộ phận và trách nhiệm kèm theo. Để khi tuyển dụng sẽ lọc ra những ứng viên phù hợp cho nhà hàng của bạn.
- Con người là yếu tố tiên quyết để xây dựng và phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả kinh doanh nhà hàng. Tìm được nhân viên tận tâm có trách nhiệm trong công việc sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhà hàng sau này.
- Cần đưa ra những chính sách thưởng phạt, quy tắc để đánh gia năng lực của nhân viên.
- Ngoài ra, cũng cần phải chú ý việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên nhằm phục vụ tốt hơn. Đồng thời phải kiểm soát số lượng nhân viên trong nhà hàng, tránh trường hợp không đủ và dư thừa nhân viên không cần thiết.
#2 quản lý dòng tiền
Quản lý dòng tiền ở đây là bạn cần nắm được doanh thu và chi phí cho hoạt động hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. Từ những kinh nghiệm kỳ cựu quản lý nhà hàng đã chỉ ra: “quản lý nhà hàng cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt từng hạng mục, thu – chi báo cáo cuối ngày.
Giúp bạn dự đoán số lượng khách hàng hiện tại và trong tương lai để đưa ra những kế hoạc phát triển.
#3 lựa chọn địa điểm
Vị trí nhà hàng sẽ tùy thuộc vào tài chính của bạn, đó là một nguồn vốn cố định. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn vị trí nhà hàng cần xác định:
- Lượng bán hàng dự kiến
- Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không
- Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không
- Có thuận lợi dừng đỗ xe
- Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không
- Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không
- Thiết kế không gian nhà hàng, quán ăn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng, quán ăn sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.
#4 thực đơn
Chúng ta vẫn thường đùa với nhau rằng:
“nếu nhà hàng là một nghệ thuật thì người tạo nên nghệ thuật là một nghệ sĩ”
Thì:
“Nếu món ăn là linh hồn của một nhà hàng thì menu là bộ mặt của nhà hàng đó”
khi khách hàng cầm menu trên tay, họ sẽ không chăm chú đọc từng chữ mà chỉ là đọc lướt qua tốc độ rất nhanh. Trong những giây ngắn ngủi đó, bạn cần phải gây được sự chú ý với khách hàng, càng in đậm càng tốt.
Vì vậy, việc thiết kế và trình bày món ăn trong menu khoa học, dễ nhìn là rất cần thiết. Hãy chú trọng và đừng bỏ qua.
5 Lưu ý để cách quản lý nhà hàng trở lên chuyên nghiệp
#1 Ghi thực đơn
Ghi thực đơn là bước ghi nhận order của khách hàng chuyển đến khu vực bếp. Nếu bước này mà không được chú ý sẽ dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng phải đợi lâu mà món ăn vẫn chưa ra. Thậm chí là có trường hợp ghi nhận sai món khách order.
Thực chất đây là một bước đơn giản nhưng lại rất quan trọng, vì thế để quản lý nhà hàng tốt nên chú ý một vài điều sau:
- Quản lý nhà hàng có trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy quyền cho nhân viên việc quản lý sổ gọi món từ thu ngân.
- Mọi việc bàn giao cần có xác nhận của người nhận vào sổ giao nhận.
- Trong mọi trường hợp, người đang đảm nhận việc ghi món sẽ không được giao sổ cho những người không có trách nhiệm giữ sổ.
- Trong thời gian nhà hàng không phục vụ, sổ gọi món cần được cất giữ cẩn thận.
- Nhân viên phải ghi order theo số thứ tự để dễ dàng kiểm soát
- Sau khi đã nhận đầy đủ order, phải ngay lập tức chuyển tới bộ phận bếp để không kéo dài thời gian khách chờ đợi.
- Ghi order phải thật rõ ràng và đầy đủ, đồng thời ghi chú rõ những yêu cầu riêng của khách hàng (Ví dụ: không cay, không mì chính, nhiều đường,…).
#2 Thanh toán
Thanh toán là bước quan trọng để ghi điểm trực tiếp khiến khách hàn quay lại lần sau. Để cách quản lý nhà hàng trở lên chuyên nghiệp cần lưu ý:
- Nhân viên phục vụ bàn nào có trách nhiệm thanh toán cho bàn đó, không nên thông qua một nhân viên khác
- Khi thu ngân chuyển hóa đơn, nhân viên phụ trách có trách nhiệm kiểm tra lại các món ăn tại bàn. Tránh trường hợp in sai hóa đơn món ăn
- Nhân viên phụ trách cần phải nắm rõ tổng giá trị hóa đơn và số tiền phải hoàn trả khách hàng. Kiểm tra lại số tiền trả lại đã đủ hay chưa, nếu chưa thì nhắc nhở thu ngân chuyển đủ trước khi trả lại cho khách hàng.
- Thu ngân không được thu thêm tiền của khách hàng. Nếu thu thiếu thì phải xin lỗi khách hàng và in thêm hóa đơn bổ sung, thu tiền trên phần hóa đơn bổ sung.
#3 sử dụng tiền
Vấn đề tiền bạc luôn luôn phải sáng tỏ, đôi khi sẽ dẫn đến tranh chấp và mất lòng. Đặc biệt liên quan đến khách hàng thì thật là đáng buồn (đó là điểm trừ không đáng, có thể sẽ dẫn tới khách hàng không quay lại lần sau). Vì vậy vấn đề sử dụng tiền trong kinh doanh nhà hàng cần phải đặt ra quy tắc riêng:
- Sau khi nhận tiền thanh toán, nhân viên phụ trách cần phải đến quầy thu ngân ngay
- Khi thanh toán, không được phép để tiền trong túi hoặc tủ riêng. Cũng không được phép sử dụng tiền riêng để thanh toán cho khách hàng. Nếu trường hợp đó xảy ra, cần được sự đồng ý của quản lý.
- Đặc biệt, trong quá trình phục vụ nhân viên không có hành động gợi ý tiền tip
#4 các chương trình quảng cáo, khuyến mãi
Đối với các chương trình quảng cáo, khuyến mãi thu hút khách hàng đến cần đặc biệt lưu ý trong những dịp lễ, tết, giáng sinh, năm mới, … những thời điểm này các nhà hàng cần đẩy mạnh các chương trình này. Tuy nhiên, không ít nhà hàng gặp phải khó khăn vì sự biến động của giá cả gây khó khăn trong cách quản lý nhà hàng.
Cần lưu ý đến các trang truyền thông như: báo chí, website, mạng xã hội,… xây dựng các chiến dịch marketing đòi hỏi kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết và lâu dài.
Để cho ra đời một chiến dịch marketing hiệu quả cần phải xác định xu hướng, đối tượng khách hàng hướng tới từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằm tạo ra lợi nhuận lâu dài cho nhà hàng.
#5 sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý nhà hàng
Một trong những cách quản lý nhà hàng hiệu quả là lựa chọn một phần mềm quản lý trên máy tính riêng thay vì phải “lao động chân tay”.
Phầm mềm quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm những việc khác. Bạn không thể ngồi hàng giờ để tính nhẩm những con số rồi liệt kê viết tay ra từng hóa đơn một được.
Phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.
Tóm lại, Người quản lý thông minh là người luôn biết cách quản lý nhà hàng và đi đúng xu hướng thực tế.
Bạn có thể tham khảo và đăng ký sử dụng FREE 30 ngày đột phá doanh thu phần mềm quản lý bán hàng tại link bên dưới
The post 4 Cách quản lý nhà hàng – 5 lưu ý trong hệ thống quản lý nhà hàng appeared first on CRMVIET.
source https://crmviet.vn/cach-quan-ly-nha-hang/
Nhận xét
Đăng nhận xét