Tại sao phải cần bảo mật trong quản lý dữ liệu khách hàng?
Bài viết này có tham khảo nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
1. Thực trạng việc bảo mật trong quản lý dữ liệu khách hàng.
Liên tiếp gần đây lan truyền hàng loạt thông tin rò rỉ dữ liệu khách hàng. Đáng kể là vị rò rỉ thông tin hơn 5 triệu giao dịch của khách hàng Thế giới Di động.
Sau đó 2 ngày, tin tặc rao bán thông tin của hơn 2.000 người được cho là nhân viên của Con Cưng. Tin tặc dọa sẽ bán những thông tin đó với giá hợp lý, hoặc đổi lấy thứ gì đó thú vị…
Ngoài ra, một công ty công nghệ – VNG sở hữu Zalo, Zing, La Bàn… cũng là nạn nhân. Thậm chí, các tổ chức giáo dục đào tạo cũng là nạn nhân của nạn này. Tin tặc cũng dọa sẽ tấn công dữ liệu của FPT Shop.
2. Doanh nghiệp cần làm gì để quản lý dữ liệu khách hàng, bảo mật dữ liệu?
Trong kỷ nguyên số, cách mạng 4.0 ngày nay, nguy cơ tấn công có thể xảy ra với bất cứ Doanh nghiệp nào. Những tổ chức lớn, cơ quan thuộc chính phủ, tập đoàn công nghệ vẫn bị xâm nhập thành công.
Do đó, việc xây dựng chiến lược bảo vệ, quản lý khách hàng là điều bắt buộc ưu tiên.
Hầu hết các công ty nạn nhân đều lên tiếng phủ nhận việc bị tấn công. Nhưng đó không phải là giải pháp tốt.
2.1. Quản lý, bảo mật dữ liệu đứng từ phía khách hàng
Đối với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm, thông tin của họ cần phải được bảo vệ. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng cho mục đích nội bộ của họ. Bao gồm bảo hành, khuyến mãi hoặc giới thiệu sản phẩm mới…
Biện minh, không nhận trách nhiệm về mình là một hành động thiếu trách nhiệm. Đó rõ ràng là một công ty xấu, không đáng hợp tác lâu dài. Rõ ràng việc bảo mật, quản lý dữ liệu khách hàng của Doanh nghiệp có vấn đề.
2.2. Bảo mật, quản lý dữ liệu khách hàng đứng từ phía Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoàn toàn dễ dàng xác thực việc có bị rò rỉ thông tin hay không. Những thông tin như họ tên, số điện thoại, ngày tháng đều có thể kiểm tra và check trùng.
Nếu trường hợp đúng là những khách hàng của Doanh nghiệp bị lộ, nhưng lại không thừa nhận, uy tín sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Dưới đây là một vài câu chuyện của Doanh nghiệp nước ngoài:
- Vụ rò rỉ dữ liệu của Yahoo năm 2013-2014 khiến giá bán của họ giảm 350 triệu USD khi được Verizon mua lại.
- Uber phải nộp phạt 148 triệu $ về sự cố rò rỉ dữ liệu của 57 triệu lái xe và khách hàng năm 2016.
- Hãng bán lẻ Home Depot phải bồi thường 161 triệu $ liên quan đến rò rỉ dữ liệu thẻ của 56 triệu khách hàng năm 2014
….
3. Quản lý dữ liệu khách hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khung pháp lý còn chưa rõ ràng, ý thức người dùng cũng chưa cao. Doanh nghiệp cũng chưa ưu tiên việc bảo mật dữ liệu của chính mình cũng như của khách hàng. Do đó, xảy ra tính trạng mất cắp hàng loạt thời gian qua.
Rõ ràng, với sự bùng nổ của công nghệ, Internet ngày càng được phổ cập rộng rãi, việc quản lý dữ liệu khách hàng cần được ưu tiên bảo vệ.
Bất cứ Doanh nghiệp nào không chủ động trong việc xây dựng chiến lược để bảo vệ, quản lý dữ liệu khách hàng đều phải trả giá rất đắt trong tương lai.
CrmViet nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin khách hàng, nên rất ưu tiên việc này. Phần mềm CrmViet sẽ hạn chế tối đa việc rò rỉ thông tin khách hàng từ phía nhân viên nội bộ.
Bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm tại link bên dưới:
The post Bảo mật trong quản lý dữ liệu khách hàng appeared first on CRMVIET.
source https://crmviet.vn/bao-mat-trong-quan-ly-du-lieu-khach-hang/
Nhận xét
Đăng nhận xét